Nhạc sĩ chính là người tạo ra các bản nhạc hấp dẫn do chính mình sáng tác từ giai điệu để thành một ca khúc. Có thể bạn biết, họ còn đảm nhiệm một số vai trò khác như hòa âm phối khí, chỉ huy ban nhạc, làm nhạc trưởng… Nếu đang tò mò về công việc này, bạn đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé.
Giới thiệu chung về nghề nhạc sĩ
Trong tiếng Anh, nhạc sĩ được gọi với cái tên “musician”, đây chính là những người tạo ra bài hát. Họ gửi gắm vào từng sản phẩm của mình các thông điệp về gia đình, niềm tin, sự mong đợi, tình yêu đôi lứa, sự sẻ chia… với nhiều cung bậc cảm xúc. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, nhạc sĩ được hiểu là người hoạt động chuyên nghiệp, nắm vững 1 ngành nghệ thuật âm nhạc nào đó.
Định nghĩa hẹp hơn thì nhạc sĩ là người chuyên biểu diễn hoặc soạn âm nhạc. Người ta thường quen gọi là người sáng tác âm nhạc. Họ chủ yếu làm việc ở hậu trường, tham gia khâu sản xuất, sáng tác, chế tác. Do đó, phần lớn người nghe hay khán giả chỉ biết tới ca sĩ trình bày chứ không mấy chú ý đến người sáng tác. Ngày nay, nhiều nghệ sĩ vừa biết sáng tác vừa có giọng hát đã chọn cách trình diễn trước công chúng.
Theo ngành sáng tác âm nhạc bạn sẽ học những gì?
Ngành Sáng tác âm nhạc chủ yếu đào tạo nhạc sĩ viết nên các bản nhạc, bài hát, sáng tác giai điệu. Mục tiêu đào tạo của ngành này đó là sinh viên phải trang bị đủ kỹ năng, đạo đức và phẩm chất để làm cũng như hoạt động trong nghề. Đồng thời, có nếp sống, đạo đức lành mạnh, lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành mọi quy định đề ra bởi cơ quan và nhà nước.
Khi theo học ngành Sáng tác âm nhạc, bạn sẽ được trang bị một số kiến thức cơ bản về:
- Hệ thống kiến thức âm nhạc học như lý luận, lịch sử âm nhạc.
- Âm nhạc dân tộc học.
- Phê bình âm nhạc.
- Kiến thức về khoa học xã hội & nhân văn.
- Sáng tác bài hát và nhạc phục vụ nhu cầu giải trí trong đời sống xã hội, con người.
- Học kỹ thuật kinh điển dùng hòa thanh, tiết tấu, giai điệu, phức điệu, điệu tính, phi điệu tính (tonal và atonal). Từ đó xây dựng kết cấu âm nhạc không lời trong hình thức định hình.
Khi học xong ngành đào tạo nhạc sĩ sẽ đảm nhiệm công việc nào?
Nghệ thuật giải trí từ xưa đến nay luôn giữ vai trò khá quan trọng trong đời sống xã hội, con người, kinh tế. Cuộc sống không thể thiếu các bản tình ca, âm nhạc, hòa tấu… Chính âm nhạc đã tô điểm thêm cho cuộc sống đa màu sắc.
Trong bối cảnh nghệ thuật giải trí đang bùng nổ ở Việt Nam, nhiều nước chú ý đến thì giá trị của nhạc sĩ dần được nâng cao hơn. Từ đây, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho ngành Sáng tác âm nhạc tăng đáng kể. Do đó, sinh viên theo học ngành này khi ra trường đều có tương lai rộng mở.
Vì ngành đào tạo nhạc sĩ thiên nhiều về năng khiếu. Chính vì vậy, khả năng cảm nhận và nhạy bén trong nghệ thuật sẽ quyết định thành công khá nhiều. Sau khi trang bị đủ nền tảng kiến thức, qua đào tạo bài bản, cử nhân ngành sáng tác âm nhạc luôn được săn đón, dễ dàng tìm việc.
Tùy vào năng lực và khả năng của mình, bạn có thể chọn lựa một số công việc dưới đây:
- Giảng dạy về âm nhạc cấp bậc từ tiểu học lên tới cao đẳng, đại học.
- Làm việc trong các nhạc viện.
- Viết báo mảng âm nhạc.
- Biên tập viên âm nhạc cho đài truyền hình, đài phát thanh.
- Nhạc sĩ sáng tác ca khúc.
- Nghệ sĩ biểu diễn.
- Nhạc sĩ, ca sĩ phòng thu.
- Dàn dựng, biên tập chương trình.
- Nghề viết văn bản nhạc.
- Nhạc sĩ hòa âm phối khí.
- Nghệ sĩ hoặc kỹ thuật viên thu âm.
- Nhà sản xuất âm nhạc…
Những kỹ năng cần có khi trở thành nhạc sĩ
Ngành Sáng tác âm nhạc một vài năm trở lại đây được nhiều bạn trẻ quan tâm. Để có cái nhìn chi tiết và tổng quát hơn về ngành nghề này, bạn tham khảo chia sẻ sau:
Kỹ năng và phẩm chất cần có ở người nhạc sĩ
Một nhà sáng tác âm nhạc có thể nổi tiếng trong giới âm nhạc cổ điển, hàn lâm, cũng có thể được biết đến rộng rãi hơn với những bài hát về tình yêu. Nhạc sĩ theo đuổi phong cách về âm nhạc khác nhau sẽ có những tài năng riêng. Do đó, không có tiêu chuẩn nào đánh giá chính xác về nhà sáng tác âm nhạc nổi tiếng.
Dù vậy, vẫn có một và kỹ năng và phẩm chất chỉ nhà nhạc sĩ tài ba mới sở hữu được. Điển hình như:
- Kiến thức về phối khí, âm thanh, âm nhạc, đặc điểm của nhạc cụ…
- Khả năng cảm thụ âm nhạc.
- Sự chú ý tới chi tiết.
- Tưởng tượng, sáng tạo, đa dạng ý tưởng.
Cách để trở thành người nhạc sĩ thành công
Dưới đây là một số yếu tố bạn cần có để sớm thành công trong con đường sáng tác âm nhạc mình đã chọn:
- Dành thời gian sáng tác mỗi ngày: Không phải ai sinh ra cũng đều sở hữu tài năng âm nhạc. Chính sự chăm chỉ học hỏi, tìm kiếm ý tưởng sáng tạo không ngừng đã giúp bạn trau dồi khả năng sáng tác.
- Quan tâm tới khán giả hơn là số liệu: Hầu hết các sản phẩm nghệ thuật hiện nay đều bị đo lường bởi lượt view, vị thế ca sĩ trình diễn tác phẩm bạn sáng tác… Nếu muốn thành công trong vai trò nhạc sĩ, bạn nên nghiêm túc và chuyên tâm làm nhạc, tránh khỏi những con số phù phiếm.
- Không vội vàng hay ghen tị với sản phẩm âm nhạc dạng “mì ăn liền”. Sản phẩm bắt tai giúp nhạc sĩ nhanh nổi tiếng nhưng nếu vội vàng, bạn sẽ tự khiến bản thân “đi lùi”, khó “chuyển mình” trong tương lai.
- Kiên định trong sự nghiệp âm nhạc: Kiên nhẫn không phải là làm một thời gian ngăn nhưng kết quả không như mong đợi lập tức bỏ ngang. Khi bạn kiên trì, kiên nhẫn trong sự nghiệp làm nhạc sĩ sẽ có lối đi riêng.
- Cải thiện năng lực chuyên môn bằng việc thực hành viết nhạc, dùng phối khí, ghi âm, nhạc cụ…
- Khi bị chỉ trích không biện hộ, thay vào đó nên bình tĩnh, kiên nhẫn tập trung nỗ lực sáng tác nhạc.
Lộ trình bắt đầu sự nghiệp sáng tác âm nhạc
Nhiều công ty truyền thông, giải trí đa phương tiện tuyển dụng nhạc sĩ qua các kênh trên internet. Tuy nhiên, có nhiều người sáng tác âm nhạc đã bắt đầu sự nghiệp chủ động hơn bằng cách gửi bản demo mình sáng tác cho công ty giải trí, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc. Nếu cảm thấy bài hát đó hay và phù hợp, hai bên có thể thuận lợi hợp tác với nhau.
Giai đoạn đầu sự nghiệp làm nhạc sĩ tương đối khó khăn. Bởi tên tuổi sáng tác của bạn chưa được biết đến rộng rãi, chủ yếu hợp tác với một số ca sĩ không mấy nổi tiếng. Trên thực tế, không có lộ trình cụ thể nào áp dụng cho các nhạc sĩ. Do có người sớm thành công, cũng có người vì quá khó khăn mà từ bỏ ước mơ âm nhạc.
Ở giai đoạn mới sáng tác, bạn sẽ có nhiều ý tưởng sáng tác nhưng chưa định hình được dòng nhạc, phong cách sáng tác bản thân thực sự muốn theo đuổi và phù hợp. Lúc này, bạn nên chăm chỉ hợp tác cùng những công ty giải trí, ca sĩ để bắt đầu tạo ra tác phẩm định hình tên tuổi. Đây chính là bước đệm giúp bạn dần nổi tiếng hơn trong nghề nhạc sĩ.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc việc vừa sáng tác vừa làm nhà sản xuất âm nhạc. Hoặc lấn sân làm sáng tác nhạc phim, đạo diễn âm thanh, nhạc kịch… khi đã trau dồi kinh nghiệm nhất định.
Ai phù hợp để trở thành nhạc sĩ?
So với các ngành nghề khác, thu nhập của người làm nhạc sĩ tương đối cao. Một bài hát độc quyền hoặc nhiều người chọn có giá vài triệu đến hàng ngàn USD. Do đó, ngành nghề này cũng được quan tâm, không ít người muốn theo. Nếu bạn có thể dành nhiều công sức, tâm huyết, thời gian của mình cho âm nhạc hoặc tốt hơn nữa là có năng khiếu âm nhạc sẽ phù hợp với việc làm nhạc sĩ.
Tố chất để thành người sáng tác âm nhạc đó là:
- Am hiểu nhạc lý, có kỹ năng sử dụng các nốt nhạc tạo nên hợp âm, bản nhạc, tông giọng… Những vấn đề này giúp cho bạn tạo nền tảng vững chắc để làm nhạc sĩ, truyền tải cảm xúc và thông điệp qua bản nhạc, bài hát sáng tác lên.
- Đam mê với việc sáng tác và âm nhạc: Đam mê không đợi tuổi, bạn hoàn toàn có thể làm nhà sáng tác âm nhạc ở bất cứ độ tuổi nào. Bạn chỉ cần cảm thụ âm nhạc tốt, muốn biến cảm xúc của mình qua lời bài hát, nhạc lý.
- Có khả năng sáng tạo giai điệu, tạo ra các tác phẩm riêng không trùng lặp với những sáng tác của người khác. Mỗi bản nhạc thể hiện rõ bản quyền sáng tác, tính cá nhân người nhạc sĩ đó.
Một số trường đại học hỗ trợ đào tạo làm nhạc sĩ
Trên thực tế, không yêu cầu buộc bạn phải có bằng cấp mới trở thành nhà sáng tác âm nhạc. Dù vậy, nếu không phải là người sở hữu tài năng âm nhạc thiên phú, bạn vẫn cần theo học các khoa thanh nhạc, sáng tác… Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp làm nhạc sĩ trong tương lai của bạn.
Ở nước ta chưa có nhiều trường đại học triển khai đào tạo chuyên ngành Sáng tác âm nhạc. Sau đây là một số trường đại học bạn có thể đăng ký theo học ngành nghề này:
- Nhạc viện TP.HCM.
- Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam – NVH.
- Trường đại học văn hoá-nghệ thuật quân đội – ZNH.
- Học viện âm nhạc Huế HVA.
Điểm chuẩn để vào được ngành Sáng tác âm nhạc trong những kỳ tuyển sinh hiện nay không quá cao. Tuy nhiên, họ lại kèm theo một vài tiêu chí phụ khiến thí sinh gặp phải khó khăn nhất định. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về thông tin tuyển sinh của từng trường để chuẩn bị tốt nhất.
Kết luận
Nhạc sĩ là người cần có tư duy âm nhạc tốt, khả năng nhạy bén cao. Đặc biệt phải có chất riêng trong từng sáng tác của mình để không bị đạo nhạc, giống với những tác phẩm của người đi trước.