Cờ LGBT được nhìn thấy và bắt gặp thường xuyên trong thời gian gần đây. Sở hữu màu sắc vô cùng rực rỡ và nổi bật, lá cờ đã thu hút ánh nhìn của rất nhiều người. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn rất nhiều thắc mắc về cờ LGBT. Trong bài viết này, ý nghĩa của lá cờ đặc biệt này sẽ được bật mí đến với mọi người!
Cờ LGBT là gì?
Cờ LGBT hay còn được gọi với cái tên khác là lá cờ cầu vồng bởi màu sắc nổi bật của nó. Nó là biểu tượng của cộng đồng LGBT trên toàn thế giới, thể hiện sự đa dạng của cộng đồng người đồng tính nam và người đồng tính nữ. Vào ngày tự do của người đồng tính (Gay Freedom Day) năm 1978, Gilbert Baker đã thiết kế lá cờ cầu vồng tại San Francisco.
Ý nghĩa của cờ LGBT
Từ khi ra đời đến nay, cờ LGBT trở thành một biểu tượng và niềm tự hào của cộng đồng LGBT trên toàn thế giới. Từ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1978, lá cờ này đã nhiều lần thay đổi thiết kế. Đến hiện tại, lá cờ cầu vồng bao gồm 6 sọc màu: đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương và tím.
Cờ LGBT mang ý nghĩa sự kết nối không biên giới và không giới hạn. 6 màu sắc của cờ LGBT tượng trưng cho sự đa dạng của cộng đồng người đồng tính trên toàn thế giới. Đồng thời, lá cờ cầu vồng thể hiện niềm hy vọng và sự khao khát được thể hiện mình của cộng đồng LGBT+. Mỗi gam màu trên lá cờ đều mang một ý nghĩa riêng:
- Màu đỏ được đặt ở hàng đầu tiên từ trên xuống tượng trưng cho dũng khí.
- Màu cam đứng sau tượng trưng cho nhận thức và các khả năng.
- Gam màu vàng tượng trưng cho sự thử thách mà cộng đồng LGBT đã phải đối mặt và trải qua trong cuộc sống của họ.
- Màu xanh lá cây thể hiện cho sự khích lệ và phấn đấu, những người đồng tính không ngừng nỗ lực để được công nhận.
- Màu xanh dương thể hiện sự hy vọng của cộng đồng LGBT, sự sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau.
- Cuối cùng, màu tím thể hiện sự thống nhất, hòa hợp và đoàn kết của những người thuộc cộng đồng LGBT.
Như vậy, cờ LGBT chính là lá cờ tự hào của cộng đồng những người đồng tính nói chung. Nó mang ý nghĩa vô cùng to lớn, là biểu tượng để đại diện cho cộng đồng LGBT trên toàn thế giới.
Sự hưởng ứng cờ của giới tính thứ 3 ngoài xã hội
Trong suốt nhiều thập kỷ, cộng đồng LGBT trên thế giới đã phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh để giành lấy những quyền bình đẳng mà họ xứng đáng được hưởng. Đến nay, nhiều quốc gia đã công nhận quyền được chuyển đổi giới tính và công nhận sự hợp pháp của những cuộc hôn nhân của người đồng tính, song tính, chuyển giới…. Bên cạnh đó, Chính phủ và người dân của nhiều quốc gia đã lên tiếng ủng hộ cho cộng đồng LGBT.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quốc gia phản đối và kỳ thị những người đồng tính. Nhưng so với quá khứ trước đây, thì hiện tại đã là một bước ngoặt vô cùng lớn và có ý nghĩa đối với những người thuộc cộng đồng LGBT. Nó cho thấy xã hội đang dần quan tâm hơn đến những người đồng tính. Vì vậy, mọi người cũng đã dần hưởng ứng lá cờ LGBT.
Đặc biệt, mọi người có thể thấy rõ sự hưởng ứng của xã hội đối với cờ LGBT trong ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT (17/05) và Tháng tự hào (01/06 – 30/06). Trong những ngày này, hình ảnh cờ LGBT được xuất hiện khắp nơi trên mạng xã hội thể hiện sự tôn trọng cũng như ủng hộ của mọi người đối với những người đồng tính. Tại một số quốc gia, cờ LGBT được treo trên khắp đường phố và xuất hiện tại các nhà ga…
Phân loại từng loại cờ LGBT
Cộng đồng LGBT là một cộng đồng lớn bao gồm: người song tính, người đồng tính nam, người đồng tính nữ và người chuyển giới. Hiện nay, chúng ta còn có thể thấy sự xuất hiện thêm của người toàn tính và người vô tính. Vì vậy cộng đồng LGBT đã được mở rộng hơn thành LGBTQ+. Ngoài lá cờ cầu vồng lục sắc đã được nhắc đến ở phía trên, còn có nhiều lá cờ LGBT khác đại diện cho từng nhóm nhỏ trong cộng đồng LGBT.
Lá cờ đại diện cho người đồng tính nữ (Lesbian)
Hiện nay, chưa có một lá cờ LGBT nào của nhóm người đồng tính nữ được chấp nhận, tuy nhiên chúng vẫn tồn tại và được sử dụng rộng rãi. Lá cờ này được xuất hiện từ năm 2010 bao gồm 6 sắc đỏ và hồng cùng với một sọc trắng được thiết kế nắm giữa. Đây là lá cờ biến thể của lá cờ lipstick lesbian, và nó được sử dụng rộng rãi nhất trong cộng đồng người đồng tính nữ.
Lá cờ đại diện cho người Song tính (Bisexual)
Lá cờ này được thiết kế bởi Michael Page và được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 05 tháng 12 năm 1998. Lá cờ với ý nghĩa nhằm đại diện và gia tăng nhận thức của mọi người về sự hiện diện của nhóm người song tính trong cộng đồng LGBTQ+ nói riêng và trong toàn xã hội nói chúng.
Lá cờ được thiết kế với một sọc màu đỏ tươi rộng ở trên cùng tượng trưng cho sự hấp dẫn với người cùng giới tính. Bên dưới lá cờ là một sọc xanh dương lớn, nó đại diện cho sự thu hút đối với những người khác giới tính. Và màu tím nằm ở giữa là sự pha trộn của hai màu kể trên đại diện cho sự thu hút với cả 2 giới tính. Đây chính là một phân loại khác của cờ LGBT.
Lá cờ LGBT đại diện cho người Toàn tính (Pansexual)
Được ra mắt lần đầu vào tháng 10 năm 2010, lá cờ của người toàn tính bao gồm 3 sọc màu: hồng, vàng và xanh da trời. Theo như mô tả, màu hồng trong lá cờ đại diện cho sự thu hút với phụ nữ, màu xanh da trời thể hiện cho sự thu hút với đàn ông và màu vàng nằm ở giữa đại diện cho sự thu hút với tất cả những người khác. Mặc dù đến nay, lá cờ vẫn chưa có tên gọi nhưng mọi người vẫn gọi nó “là biểu tượng của tính dục toàn giới”.
Lá cờ của nhóm người vô tính (Asexual)
Lá cờ của nhóm người vô tính được thiết kế với 4 sọc màu nằm ngang: đen, xám, trắng và tím theo thứ tự lần lượt từ trên xuống dưới. Màu đen trong lá cờ đại diện cho người vô tính, màu xám đại diện cho những người bán vô tính và á tính. Màu trắng tượng trưng cho những người ủng hộ nhóm người vô tính. Và màu tím nằm cuối cùng đại diện cho cộng đồng vô tính như một thể hoàn chỉnh trong xã hội.
Lá cờ đại diện cho nhóm người chuyển giới (Transgender)
Lá cờ LGBT này do một người chuyển giới nữ thiết kế vào năm 1999. Sau sự xuất hiện lần đầu trong cuộc diễn hành Pride tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ năm 2000, nó đã trở thành lá cờ đại diện cho nhóm người chuyển giới. Lá cờ thể hiện sự tìm kiếm đúng đắn trong đời sống của mỗi người, dù bạn là ai, có ra sao thì bạn vẫn luôn đúng.
Lá cờ được thiết kế với 5 sọc nằm ngang gồm 2 sọc màu xanh dương nằm trên cùng và dưới cùng, tiếp theo là 2 sọc màu hồng và sọc trắng nằm ở vị trí trung tâm. Màu xanh là màu truyền thống đại diện cho các bé trai, màu hồng là màu truyền thống đại diện cho các bé gái. Còn màu trắng trong lá cờ đại diện cho những người cảm nhận bản thân không có giới tính.
Lá cờ của nhóm người liên giới tính (Intersex)
Người liên giới tính là người không mang đặc điểm giới tính thuộc định nghĩa điển hình như chúng ta vẫn biết: giống đực hay giống cái. Lá cờ thuộc phân loại của cờ LGBT này được thiết kế bởi Morgan Carpenter thuộc tổ chức Nhân quyền của người Liên giới tính Úc vào năm 2013.
Lá cờ được thiết kế với một hình tròn màu tím được đặt giữa nền vàng. Hình tròn tượng trưng cho sự vẹn toàn cũng như tiềm năng của những người liên giới tính. Lá cờ tượng trưng cho quyền được làm người và quyền được lựa chọn cách sống của nhóm người liên giới tính.
Lá cờ của người phụ nhị nguyên giới
Được thiết kế vào năm 2014 bởi nhà hoạt động quyền Kye Rowan, lá cờ LGBT này gồm 4 dải màu: vàng, trắng, tím và đen theo thứ tự lần lượt từ trên xuống dưới. Mỗi màu sẽ biểu tượng cho các bản dạng phi nhị nguyên giới khác nhau trong xã hội.
Màu vàng tượng trưng cho những người có giới tính nằm ngoài hệ nhị nguyên giới. Màu trắng tượng trưng cho những người có nhiều giới tính trong cùng một cơ thể. Màu tím đại diện cho những có giới tính kết hợp giữa cả giới tính nam và giới tính nữ. Và màu đen được đặt cuối cùng đại diện cho những cá nhân không có giới tính cụ thể.
Tại sao cờ LGBT cần được đón nhận nhiều hơn?
Cờ LGBT không còn quá xa lạ với chúng ta trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thức rõ hơn và đón nhận chúng nhiều hơn. Có rất nhiều lý do để lá cờ LGBT cần phải được đón nhận nhiều hơn.
Cộng đồng LGBT xứng đáng được đón nhận
Mỗi người sinh ra đều không được lựa chọn cơ thể của mình, vì vậy ai cũng có quyền được sống đúng với những gì họ mong muốn. Cộng đồng LGBT xuất hiện đã giúp những người đồng tính được sống đúng với những gì họ muốn, họ được đấu tranh để đòi hỏi những quyền bản thân xứng đáng được nhận.
Cờ LGBT chính là biểu tượng, là đại diện cho những người đồng tính. Vì vậy, việc đón nhận cờ LGBT thể hiện sự công nhận của của xã hội đối với cộng đồng LGBT. Với những nỗ lực người đồng tính bỏ ra, họ xứng đáng được sống và được nhận những gì mà một người bình thường được nhận. Không phải là sự kỳ thì, sự dè bỉu từ người xung quanh mà là sự công bằng, tình yêu thương – những điều mà cộng đồng LGBT đáng được nhận.
Vì vậy, cờ LGBT cần được mọi người đón nhận nhiều hơn trong xã hội ngày càng phát triển. Ta có thể thấy nhiều người đồng tính đã có những đóng góp vô cùng nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, hãy mở lòng và đón nhận những người đồng tính cũng như lá cờ LGBT đang tung bay trên đường phố ngoài kia.
Những định kiến tiêu cực cần phải loại bỏ
Một xã hội chỉ thực sự phát triển khi suy nghĩ của con người tiến bộ. Và giới tính chính là một trong những vấn đề cần phải nhìn nhận mới hơn. Nhiều người có cái nhìn tiêu cực về những người đồng tính. Vì vậy, việc đón nhận cờ LGBT đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ đi những định kiến tiêu cực của con người về những người đồng tính trong xã hội hiện nay.
Kết luận
Cờ LGBT mang ý nghĩa to lớn đối với những người đồng tính, vì vậy hãy đón nhận hình ảnh lá cờ thật tích cực. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã đem đến cho mọi người cái nhìn sâu sắc hơn về cờ LGBT và những người thuộc cộng đồng LGBT trong xã hội hiện nay.