Lãnh đạo (Leader) là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn có thể biết đến nhưng chưa thực sự hiểu rõ. Trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu xem người làm Leader cần có những tố chất gì? Bạn cần phải hiểu xem Leader và Manager có gì khác nhau cả ở chức vụ lẫn chuyên môn nghiệp vụ. Hãy bắt đầu tìm hiểu tất cả xung quanh về khái niệm này.
Tìm hiểu lãnh đạo là gì?
Thật không hề đơn giản để có thể định nghĩa lãnh đạo là gì? Chúng ta thường xuyên sử dụng đến khái niệm này nhưng lại ít khi định nghĩa rõ ràng được. Về tổng quát, bạn có thể định nghĩa được như sau:
Lãnh đạo có thể là Leader, Manager ám chỉ một quá trình, đó là cách một người gây ảnh hưởng lên những cá nhân khác trong cùng một tổ chức. Bằng cách tìm kiếm và lôi kéo những cá nhân khác tham gia một cách tự nguyện, sau đó người làm chức vụ này sẽ nghiên cứu, lập kế hoạch kết hợp và sử dụng những cá nhân này nhằm đạt được mục đích chung cho tổ chức.
Bạn có thể hiểu rằng người lãnh đạo sẽ luôn là người đi đầu, người sẽ tổ chức phối hợp những cá nhân trong cùng tổ chức để nỗ lực đạt được mục tiêu chung. Họ còn gọi là Leader, là những người nhờ vào năng lực, hiểu biết và khả năng của mình làm mọi người tin tưởng và chấp nhận đi theo những quyết định của họ.
Những tố chất bắt buộc phải có của người đứng đầu
Lãnh đạo là một người phải có chuyên môn và hiểu biết, sau đây, hãy tìm hiểu xem người làm vị trí cần có những tố chất đặc biệt gì? Người Leader cần có nhiều phẩm chất quan trọng để định hướng mọi người đạt được mục đích chung. Có một số tố chất cần phải có như:
Tố chất ham học hỏi của người lãnh đạo
Trong thời đại xã hội vận động không ngừng, đòi hỏi các doanh nghiệp và tổ chức cần hành động ngay. Đặc biệt là đối với người làm lãnh đạo càng phải nhanh chóng cập nhật những xu thế mới, những biến động từ môi trường để có thể ảnh hưởng lên tổ chức một cách tích cực.
Một người không có chuyên môn và hiểu biết không thể khiến mọi người tin phục. Họ càng không thể mang đến những quyết định đúng đắn, dẫn đến việc tổ chức đi sai đường và mục tiêu chung. Vậy nên người làm lãnh đạo cần phải có tố chất ham học hỏi, luôn tiếp thu những kiến thức và đóng góp cả từ nhân viên và môi trường.
Tầm nhìn và sự quyết đoán của lãnh đạo là gì?
Người đi đầu không thể nào có tầm nhìn hạn hẹp. Nếu người bình thường có cái nhìn trong vài tháng thì người làm Leader phải có thể thấy được viễn cảnh trong nhiều năm tới. Vậy nên, người làm lãnh đạo phải là người có tầm nhìn xa, dự đoán được tương lai và những ảnh hưởng của môi trường lên tổ chức và hoạt động của tổ chức.
Trong thời kỳ liên tục biến đổi cả về kinh tế lẫn xã hội, những quyết định của người làm lãnh đạo lại càng quan trọng khi nó định hướng cho toàn bộ tổ chức. Lúc này, họ phải quyết đoán ra các quyết định. Sự quyết đoán này có thể là chìa khóa mở ra cơ hội mới cho tổ chức. Thiếu đi tố chất này thì họ không thể đưa tổ chức phát triển.
Tố chất dũng cảm và kiên trì
Một đức tính không thể thiếu với người đi đầu là sự kiên trì. Bao giờ cũng vậy, khi bắt đầu một công việc hay để đạt đến thành không sẽ không thể thiếu những khó khăn. Nó có thể là những gia vị cho thành công thêm ý nghĩa.
Vậy nên, người làm lãnh đạo phải kiên trì trước những khó khăn, kiên trì vượt qua điều đó và dũng cảm đối mặt. Ngay cả trước những quyết định quan trọng thì người Leader lại càng phải dũng cảm hơn nữa. Để đạt được điều đó, họ phải không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để đương đầu với những thách thức như vậy.
Phân biệt lãnh đạo và quản lý
Khái niệm về quản lý (Manager) và lãnh đạo (Leader) đôi khi khó rạch ròi và không rõ ràng. Thực tế chúng ta vẫn lầm tưởng Leader và Manager là 1 hoặc đánh đồng chúng giống nhau.
Một cách tổng quát, chúng ta không thể đánh giá và so sánh vai trò của quản lý (Manager) và Leader bên nào quan trọng hơn. Quản lý là một cấp độ tác nghiệp hơn. Trong khi người Leader phải hoạch định chiến lược, vẽ ra tương lai và kế hoạch, mục tiêu thì người làm quản lý chính là người thực hiện những kế hoạch này bằng cách phối hợp với những nhân viên khác.
Bạn là người có năng lực, có ý chí phấn đấu thì bạn có thể trở thành quản lý một đội nhóm trong tổ chức. Nhưng để trở thành leader, bạn cần phải hội tụ nhiều yếu tố hơn, tốn nhiều thời gian hơn. Vậy nên sẽ có những sự khác biệt trình độ nhất định.
Người lãnh đạo có xu hướng đổi mới liên tục, cập nhật các vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức trong tương lai. Còn người quản lý lại tập trung tối ưu hiệu quả làm cho chiến lược người Leader đưa ra đạt tối đa về hiệu suất. Trong khi đó, họ hoạt động bằng cách thuyết phục người khác thì người quản lý hành động bằng cách chia việc, uy quyền.
Vai trò trong doanh nghiệp của người đứng đầu
Bạn có thể thấy rằng công việc này ở một cấp độ cao hơn, khó hơn so với quản lý. Để tạo ra một quản lý (manager) thì chỉ mất một thời gian, nhưng để tạo ra người Leader thì rất khó, sẽ là một quá trình cực kỳ dài đòi hỏi họ phải có nhiều phẩm chất.
Bạn có biết về vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức, đội nhóm hay doanh nghiệp hay chưa? Bạn nghĩ rằng người Leader làm gì doanh nghiệp, tổ chức? Sau đây, hãy khám phá về những vai trò không thể thay thế của họ trong doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh
Xây dựng chiến lược
Nếu quản lý giải quyết các bài toán đã được nêu thì người làm lãnh đạo phải đưa ra bài toán ấy. Dựa vào hiểu biết, kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm mà họ đưa ra các dự đoán cho tương lai tổ chức, hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh hoặc đón đầu xu hướng.
Để làm được điều đó, họ phải thực sự am hiểu về thị trường, nắm bắt về các tình hình chung đến từ bối cảnh vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh chung của toàn ngành. Để có thể cụ thể hóa những cơ hội và hành động trước những thách thức hiện tại, họ còn phải am hiểu cả về đối thủ cạnh tranh và nắm vững về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp là không thể thiếu trong sự phát triển của tổ chức. Người làm lãnh đạo chịu trách nhiệm ở cấp chiến lược, xây dựng ra bản kế hoạch và phác thảo con đường đi cho tổ chức. Trong khi đó người làm quản lý sẽ xây dựng các chiến thuật thực thi điều này.
Lãnh đạo đào tạo nhân viên và xây dựng tổ chức
Lãnh đạo quan trọng như thế nào thì bạn có thể biết đến trong những nội dung trên. Không chỉ làm việc ở cấp chiến lược mà người làm lãnh đạo còn chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng của nhân viên tổ chức. Mặc dù trách nhiệm này có thể được thực thi bởi bộ phận quản trị nhân sự, nhưng vai trò của họ đối với việc đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân viên cực kỳ quan trọng.
Thông qua phẩm chất của mình, họ có thể thu hút và thuyết phục mọi người xung quanh cùng tham gia và hành động. Bằng vào tài năng của mình, người làm lãnh đạo thúc đẩy mọi người cùng làm việc để đạt được mục đích chung, thay vì ra lệnh hay phân quyền cho bất cứ ai.
Người làm lãnh đạo cũng được nhiều người yêu thích và học hỏi. Việc tiếp cận và được học hỏi từ họ sẽ giúp cho những nhân viên trong tương lai cũng trở thành những Leader. Họ cũng phải là người nhìn thấu được khả năng mỗi người để phân chia việc làm sao cho hợp lý và xây dựng đoàn kết, gắn bó trong nội bộ.
Tạo năng lượng cho tổ chức
Không chỉ tài năng trong hoạt động hoạch định, quản trị mà người Leader phải truyền cảm hứng cho những người cấp dưới. Thông qua đó xây dựng được sự đồng cảm bên trong mỗi người và xây dựng sự gắn bó của họ với tổ chức. Tạo ra sự trách nhiệm sẽ giúp những nhân viên làm việc tích cực hơn, nâng cao hiệu suất công việc.
Lãnh đạo cũng là người định hướng đi và như “sức kéo” chính của tổ chức. Với những quyết định hợp lý, họ có thể thu phục lòng người, truyền cảm hứng và đạt được sự đồng nhất trong quan điểm của tất cả thành viên tổ chức. Từ đó giúp mọi người luôn phấn đấu, nỗ lực không phải chỉ vì cá nhân mà còn vì mục tiêu chung của tổ chức.
Họ giống như một ngọn đuốc trong tổ chức, họ sẽ luôn giữ hơi ấm và những cảm xúc tích cực nhằm thúc đẩy hành động của các thành viên một cách tự nguyện. Trong khi đó, việc làm để đạt được hiệu quả công việc của Manager lại là ép buộc và phân quyền. Rõ ràng, ở một cấp độ khác thì họ tạo ra những cảm xúc tích cực hơn.
Kiểm soát cơ cấu tổ chức
Trong quá trình hoạt động, người lãnh đạo không chỉ thúc đẩy tất cả mọi người tiến lên phía trước vì mục tiêu chung, mà còn phải quay lại kiểm tra, rà soát các hoạt động bên trong tổ chức. Đảm bảo phát hiện những sai lầm, vướng mắc, giải đáp các thắc mắc của nhân viên cấp dưới.
Phải đảm bảo hoạt động của những thành viên là đúng hướng và họ đạt được sự hài lòng về tổ chức. Bên cạnh đó cũng đảm bảo nội bộ doanh nghiệp đoàn kết. Như vậy đó mới là một doanh nghiệp bền vững ngay từ bên trong, có thể phát triển lớn mạnh hơn nữa.
Lời kết
Như vậy, bạn đã hiểu lãnh đạo là gì. Thông qua bài viết này, hi vọng bạn đã đạt được những hiểu biết cần thiết về một Leader và phân biệt sự khác nhau với Manager. Nếu trong bài viết này còn nội dung gì bạn chưa hiểu, đừng ngại để lại bình luận bên dưới ngay nhé.