Xuất nhập khẩu đã và đang là lĩnh vực, hoạt động được nhiều người quan tâm đến nhiều nhất ở thời điểm hiện tại. Bởi ở nước ta, đây chính là hoạt động thương mại có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của đất nước. Và để giúp bạn đọc có thể hiểu được bao quát nội dung của lĩnh vực quan trọng này, bài viết hôm nay sẽ khai thác những điểm điểm thông tin trọng điểm, bổ ích nhất.
Hoạt động xuất nhập khẩu và định nghĩa tổng quát
Xuất nhập khẩu là cụm từ được kết hợp bởi hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Và định nghĩa khái quát của hoạt động này chính là hoạt động kinh doanh, trao đổi giữa những quốc gia trên toàn thế giới với nhau. Một quốc gia thiếu mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ mà đất nước của họ không làm ra được, có thể mua tại một quốc gia khác thông qua tiền tệ và ngược lại. Đây chính là bản chất của hoạt động trọng điểm này.
Tại luật Thương mại, định nghĩa chi tiết, đầy đủ nhất về xuất nhập khẩu chính là hoạt động mua và bán các món hàng hóa của các công ty, thương nhân tại Việt Nam với các công ty, thương nhân nước ngoài. Thêm vào đó, các hoạt động này phải được thực hiện theo đúng các nội dung mà hợp đồng đã đưa ra.
Các định nghĩa thường gặp trong ngành xuất nhập khẩu
Trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu này có vô số các định nghĩa, khái niệm mà các bạn bắt buộc phải nắm vững nếu muốn hiểu được các kiến thức có liên quan. Do đó, bài viết sẽ liệt kê một vài khái niệm phổ biến nhất trong ngành này.
Seller – Đơn vị xuất khẩu
Với tư cách là công ty xuất khẩu, người xuất khẩu, đơn vị này có trách nhiệm phải cung cấp cho các công ty, người mua hàng theo đúng số lượng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng đã ký kết. Và sau khi hoàn thành hoạt động này, đơn vị Seller sẽ nhận số tiền đúng với giá cả hàng hóa cũng như các thỏa thuận trước đó.
Shipper có vai trò gì trong xuất nhập khẩu?
Đầu tiên, đơn vị Shipper này có thể sẽ đứng tê vận đơn hàng trong trường hợp đơn vị xuất khẩu không có đủ khả năng để đứng tên xuất đơn về mặt pháp lý. Trách nhiệm chính của Shipper chính là đảm bảo thời gian giao hàng mà Seller đã ủy thác trong quá trình xuất hàng.
Buyer – Đơn vị nhập khẩu
Đây chính là đơn vị cuối cùng trong quá trình trao đổi, buôn bán hàng hóa. Và đơn vị này cũng sẽ chịu trách nhiệm pháp lý, đứng tên chính trên hợp đồng và thanh toán cho hàng hóa của mình.
Custom Clearance trong xuất nhập khẩu là gì?
Custom Clearance được hiểu đơn giản chính là thông quan. Đây chính là quá trình để hoàn tất toàn bộ các thủ tục do bộ phận hải quan tại một quốc gia quy định để cấp phép hợp pháp cho hàng hóa được nhập và xuất khẩu trong đất nước.
HS Code trong xuất nhập khẩu
HS Code là viết tắt của Harmonized Commodity Description, Coding System. Đây chính là hệ thống phân loại, mô tả hàng hóa theo quy chuẩn được các tổ chức quốc tế đặt ra. Hệ thống này có vai trò quan trọng để xác định thuế cho các hàng hóa, sản phẩm được xuất nhập khẩu tại các nước.
Một vài thuật ngữ quan trọng trong xuất nhập khẩu
Ngoài các khái niệm quan trọng đã được lý giải, tiếp đến sẽ là một vài thuật ngữ không thể thiếu trong hoạt động thương mại xuất và nhập khẩu. Những thuật ngữ không thể thiếu chính là:
- Packing List: Đây là thuật ngữ chỉ bảng kê khai chi tiết của hàng hóa và mô tả các quy cách trong quá trình đóng gói sản phẩm.
- Agency Agreement được hiểu đơn giản là hợp đồng đại lý, tức đối tượng được ủy quyền trong hợp đồng sẽ làm những công việc được ủy thác.
- Incoterms là từ viết tắt của cụm International Commerce Terms. Đây chính là toàn bộ những quy tắc thương mại được quốc tế quy chuẩn.
- UCP là từ viết tắt của cụm Uniform Custom and Practice for Documentary Credits. UCP có nghĩa là các quy tắc có liên quan đến quy tắc thực hành thống nhất toàn bộ các chứng từ có liên quan.
- Xuất khẩu tại chỗ được hiểu là những hàng hóa mà các công ty, doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam để bán cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Điều đặc biệt tại quá trình này chính là hàng hóa được sản xuất sẽ giao đến một đơn vị doanh nghiệp tại Việt Nam dưới sự chỉ đạo của công ty, doanh nghiệp nước ngoài.
Hoạt động xuất khẩu là gì?
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất khẩu chính là buôn bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm cho đất nước khác. Và phương thức dùng để thanh toán cho các vật phẩm, hàng hóa này chính là tiền tệ. Hiện nay, xuất khẩu được chia làm ba hình thức chính, ba hình thức này bao gồm: xuất khẩu theo hình thức ủy thác, xuất khẩu theo hình thức trực tiếp và cuối cùng là hình thức gia công hàng xuất khẩu.
Nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu là quá trình tiến hành nhập dịch vụ, hàng hóa, vật phẩm từ những đất nước khác nhau về quốc gia của mình để đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, người dân trong nước.
Tuy nhiên, điều mà bạn đọc nên lưu ý ở lĩnh vực nhập khẩu rằng đây chính là một hệ thống được điều hành bởi các doanh nghiệp, cơ sở lớn, không phải là những loại hình buôn bán riêng lẻ. Ở đây, tiền tệ là phương tiện môi giới để tham gia các quá trình trao đổi ngang giá.
Các hình thức nhập khẩu và ưu khuyết điểm trọng yếu
Nhập khẩu được phân thành ba loại khác nhau, ba loại này đều có các ưu điểm nhược điểm riêng. Hai loại hình thức nhập khẩu bao gồm: nhập khẩu theo hình thức trực tiếp, nhập khẩu theo hình thức ủy thác. Để có thể hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm của các loại hình nhập khẩu này trong xuất nhập khẩu thì các bạn hãy đến với phần tiếp theo của bài viết nhé.
Hình thức nhập khẩu trực tiếp
Hình thức nhập khẩu trực tiếp đơn giản chính là các doanh nghiệp, công ty trong nước sẽ nhận các sản phẩm, hàng hóa của các đối tác, công ty nước ngoài một cách trực tiếp. Tại hình thức này, không qua bất kỳ khâu trung gian nào, công ty, doanh nghiệp sẽ trực tiếp trao đổi với các đối tác của nước ngoài.
Ưu điểm đầu tiên của hình thức này chính là doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong các hoạt động kinh doanh của mình mà không cần phải trải qua các thông tin trung gian. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng sẽ có thêm nhiều cơ hội hấp dẫn hơn với các đơn hàng của mình. Cuối cùng, khi lựa chọn hình thức này, hiệu quả kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp cũng trở nên chắc chắn và vững vàng hơn.
Điểm yếu mà hình thức nhập khẩu này mắc phải là không phải tất cả các doanh nghiệp, công ty nào cũng có thể áp dụng hình thức nhập khẩu trực tiếp. Các công ty, doanh nghiệp lâu năm trên thị trường mới có thể có được nhiều kinh nghiệm và đa dạng hóa được các mối quan hệ của mình và thực hiện được quá trình nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ các quốc gia khác.
Hình thức nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Trong ba hình thức nhập khẩu, có lẽ nhập khẩu ủy thác được nhiều công ty chọn lựa nhất. Tại hình thức nhập khẩu này, có tất cả ba công ty bao gồm công ty bán hàng, công ty ủy thác và công ty nhận sự ủy thác. Đơn vị nhận ủy thác sẽ chịu toàn bộ các trách nhiệm cho mọi giao dịch và nhận phí tương ứng trong hợp đồng khi giao dịch hoàn tất.
Điểm mạnh của hình thức nhập khẩu này sẽ là tiết kiệm được tối đa chi phí với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Tiếp đến, doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian bởi đa số các thủ tục được giao cho bên nhận sự ủy thác. Và khi sử dụng hình thức này, các rủi ro, hạn chế trong quá trình nhập khẩu cũng được giảm thiểu tối đa.
Song song với nhiều điểm mạnh cũng xuất hiện một vài yếu điểm tròn tình huống bên nhận sự ủy thác không chủ động. Tại tình huống này, doanh nghiệp cũng phải tự thương lượng, liên hệ với đối tác để trao đổi thông tin về đơn hàng. Ngoài ra, các đơn vị ủy thác kém chất lượng còn làm lộ thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp gây ra nhiều nguy hiểm.
Một nhân viên xuất nhập khẩu phải làm gì?
Sau khi tìm hiểu những nội dung có liên quan đến xuất nhập khẩu thì có lẽ, nhiều bạn đọc cũng đặt ra thắc mắc rằng những nhân viên làm việc tại bộ phận này sẽ phải thực hiện những hoạt động gì? Sau đây là một vài công việc chủ yếu mà một nhân viên của lĩnh vực thương mại này nên làm:
- Nhân viên sẽ tiến hành làm việc với đối tác của mình là doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, sau khi hai bên đã thỏa thuận và đạt được những yêu cầu, việc ký hợp đồng sẽ là việc làm cuối cùng trong quá trình này.
- Những thủ tục, chứng từ đều phải được hoàn thành để có thể thông quan hàng hóa một cách nhanh chóng và an toàn.
- Tìm kiếm hình thức vận chuyển phù hợp với từng đối tượng khách hàng và đưa ra quyết định cuối cùng sao cho hợp với chi phí và nhu cầu.
- Thanh toán các mặt hàng sau khi hoàn thành quá trình xuất nhập khẩu.
- Quản lý và sắp xếp hàng hóa.
- Nghiên cứu và mở rộng thị trường hàng hóa của hoạt động xuất nhập khẩu.
Kiến thức quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu
Kiến thức quan trọng đầu tiên mà bạn đọc cần phải nắm vững trong ngành này chính là các chính sách và quá trình nhập và xuất các loại dịch vụ, hàng hóa. Tiếp đến sẽ là quy tắc giao nhận thuộc lĩnh vực vận tải bao gồm vận tải trong nước và quốc tế.
Cách thức thanh toán, các hợp đồng và nhiều giao dịch đàm phán trong xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng. Điểm kiến thức nên nắm rõ cuối cùng sẽ là các chứng từ quan trọng có liên quan đến đơn hàng và thủ tục kê khai hải quan, đặc biệt là các nguyên tắc và nguyên lý hoạt động.
Lời kết
Xuất nhập khẩu hiện tại là một lĩnh vực thương mại vô cùng phát triển. Có lẽ, qua bài viết ngày hôm nay, những đặc điểm, thông tin bổ ích của lĩnh vực đã được khai thác một cách khá chi tiết và rõ ràng. Bạn đọc có thể bổ sung thêm quỹ kiến thức của mình thông qua bài viết.