Diễn viên là một nghề nghiệp yêu thích của các bạn trẻ ngày nay, bởi nó mang hơi hướng của sự nội tâm, sáng tạo, cần phải có chiều sâu và tính nghệ thuật mới có thể theo đuổi và phát triển với nghề. Do đó, những gian nan, sự thử thách luôn tỷ lệ thuận với ánh hào quang sân khấu.
Định nghĩa và tìm hiểu về nghề nghiệp diễn viên
Diễn viên có lẽ đã không còn quá lạ lẫm với công chúng. Từ thế kỷ 19, nghề diễn bắt đầu, sau một quá trình hình thành và phát triển, nghề diễn đã trở thành một trong những nghề mang đến sự giải trí, nghệ thuật quan trọng bậc nhất trong xã hội ngày nay.
Diễn viên là những người trình bày, trình diễn một vai diễn nhất định trong một tác phẩm điện ảnh nhất định. Có thể là diễn hài, phim truyền hình, phim điện ảnh, múa, lồng tiếng… biểu diễn trên những rạp hát, tivi, truyền hình hay đài phát thanh. Do đó cũng có thể nói nghề này là một nghề lớn bao hàm nhiều lĩnh vực.
Người diễn sẽ biểu diễn vai của mình thông qua cử chỉ, nét mặt, giọng nói, ánh mắt,… Một người diễn hay là người biết kết hợp tất cả mọi thứ để vai diễn trở nên chân thật và bộc lộ hết cảm xúc nhân vật, làm cho khán giả cảm nhận được hết nội tâm cũng như tính cách nhân vật.
Hiện nay, có thể diễn theo kịch bản đã được dàn dựng từ trước, hoặc cũng có nhiều chương trình yêu cầu người diễn phải diễn theo tùy cơ ứng biến gọi là ứng khẩu. Điều này cần đòi hỏi kỹ năng về diễn xuất và giải quyết tình huống ở một người diễn. Do đó người diễn còn đòi hỏi thêm sự khéo léo.
Công việc của diễn viên là gì?
Công việc của nghệ sĩ nói một cách bao hàm chính là diễn xuất, tuy nhiên tùy vào chuyên môn của nghề diễn mà sẽ có những công việc riêng. Bởi nghề diễn viên rất rộng, gồm nhiều thể loại diễn xuất.
Nghề diễn viên điện ảnh
Diễn viên điện ảnh có lẽ là một nghề lớn nhất và chiếm vị trí chủ chốt trong bộ môn nghệ thuật thứ bảy này, do vậy nghề diễn ở mảng điện ảnh luôn được săn đón và quan tâm hơn cả.
Đối với người diễn mảng điện ảnh, phải thuộc kịch bản và nắm bắt tâm lý nhân vật được giao cho, nhiệm vụ là phải thể hiện và bộc lộ hết những tính cách và tâm lí nhân vật một cách sâu sắc và chân thực.
Một bộ phim có thành công hay không thì người diễn sẽ nắm giữ 50% vai trò, chính vì vậy, cần người diễn phải tìm hiểu và có kỹ năng tốt mới có thể hoàn thành được những vai diễn nặng hoặc phức tạp. Vì vậy nghề diễn mảng điện ảnh là một nghề khó và phổ biến nhất trong diễn xuất.
Tuy nhiên, nghề diễn về mặt điện ảnh chung quy lại đều sẽ có những công việc chung quanh những hoạt động như: tham gia những buổi casting, nghiên cứu kịch bản, chuẩn bị cho vai diễn và tham gia vào diễn xuất.
Nghề diễn viên đóng thế
Người đóng thế vai thường sẽ đảm nhận những phân cảnh nguy hiểm hay có võ thuật để bảo đảm an toàn cho người diễn chính, đồng thời cũng thể hiện được sự chân thực cũng như đúng đắn trong những phân cảnh đòi hỏi võ thuật.
Với mức độ nguy hiểm ở những cảnh quay như tai nạn, té từ cao xuống hay kéo lê, đòi hỏi người đóng thế phải được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp. Vì vậy những diễn viên đóng thế thường được học từ trường lớp cả về võ thuật và điện ảnh, để đảm bảo cả 2 tiêu chí.
Nghề diễn viên lồng tiếng
Nghề lồng tiếng còn được biết đến như một người thổi hồn vào thành công của bộ phim. Khác với diễn viên điện ảnh đòi hỏi ngoại hình và vẻ ngoài thì nghề diễn viên lồng tiếng đòi hỏi một chất giọng xuất sắc
Để trở thành một người lồng tiếng chuyên nghiệp phải rèn luyện một cách chăm chỉ. Giọng nói trời phú cũng cần trau dồi, phải tập luyện để sắc thái giọng nói. Phải làm sao cho người nghe cảm nhận được cảm xúc của nhân vật, lúc nào vui, lúc nào buồn, lúc nào tức giận, đó mới là một sự thành công
Nghề diễn viên múa
Múa là một nghề mà người thực hiện phải dùng chính ngôn ngữ hình thể để thể hiện nhân vật, sự việc, thể hiện những tâm tư cảm xúc và tạo ra phong cách cho màn trình diễn.
Người trình diễn bài múa sẽ biết cách điều khiển nhịp điệu, hơi thở kết hợp với những đường biên đạo một cách chính xác, làm cho khán giả cảm nhận được sự dẻo dai, mềm mại thể hiện một câu chuyện, một nhân vật. Diễn viên múa thường biểu diễn trong những nhà hát, sân khấu kịch, đài truyền hình,…
Những tố chất mà một diễn viên nhất định phải có
Cũng như những ngành nghề khác, diễn xuất cũng cần những tố chất và khả năng nhất định để hoàn thành được xuất sắc vai diễn của mình. Và tài năng không chỉ sẵn có, mà còn cần cả một quá trình học tập và theo đuổi. Cho nên, muốn trở thành một diễn viên thực thụ cần có một số tố chất sau:
Khả năng diễn xuất thực thụ
Tất nhiên, khả năng diễn xuất chính là yếu tố quan trọng nhất để quyết định một người có theo đuổi nghiệp diễn được hay không. Bản chất của người diễn là hoá thân và tái hiện một cách thật nhất nhân vật, việc diễn xuất theo suốt cả đời người diễn.
Với một người có khả năng diễn xuất có thể biến những ý tưởng có trên kịch bản thành một nhân vật thật sống động. Khả năng diễn xuất cũng đồng nghĩa với việc có thể đảm đương nhiều loại vai diễn, đa dạng về tính cách, độ tuổi và chiều sâu tâm lí nhân vật.
Khả năng nắm bắt ý tưởng và óc sáng tạo
Với những câu chữ trong kịch bản, đòi hỏi người diễn xuất phải thấu hiểu và tưởng tượng, xa hơn là sáng tạo để có thể tái hiện lại nhân vật đúng đắn và hay nhất. Việc hiểu đúng ý của nhà biên kịch và dùng chính bản thân diễn xuất lại chính là việc mà một người diễn viên cần làm.
Sức khoẻ và khả năng chịu áp lực của nghề diễn viên
Hầu hết mọi người khi nhắc đến diễn viên thì ai cũng nghĩ là sự hào nhoáng, những bữa tiệc xa hoa, những chuyến du lịch đắt đỏ hay những giải thưởng to lớn. Nhưng phía sau ánh đèn sân khấu ấy là một nghề phải làm dâu trăm họ với vô vàn những áp lực, bắt buộc người làm nghề phải chấp nhận được nó.
Đứng giữa một ngành giải trí vô vàn khắc nghiệt, mỗi người làm nghề diễn đều phải cố gắng và quay cuồng với công việc mới có thể đứng chân trong nghề. Do đó lịch trình quay vô cùng dày đặc, dẫn theo một số người sức khỏe yếu không chịu được. Vì vậy phải có một sức khỏe tốt là một điều kiện cần của người làm nghề diễn.
Khả năng phối hợp rất cần thiết ở người diễn viên
Công việc của diễn viên sẽ gắn liền với rất nhiều người, cụ thể là cả ekip làm phim. Chính vì vậy, nếu một người mắc lỗi thì hiệu quả của cả đoàn có thể bị đình trệ lại, nên người làm nghề này phải hiểu và cố gắng tìm sự kết hợp nhịp nhàng với mọi người.
Hơn nữa nghề diễn gắn liền với bạn diễn, và không phải cố định bạn diễn, rất đa dạng, do đó phải thích nghi và ăn ý với bạn diễn để có thể hoàn thành được nhận vật bộ phim được thành công nhất. Kết quả của bộ phim không chỉ phụ thuộc vào một người mà còn phụ thuộc vào bạn diễn và cả ekip làm phim.
Hoàn thiện bản thân để tốt hơn từng ngày
Nếu khả năng diễn xuất là một năng khiếu trời cho để một người bắt đầu dấn thân vào nghề diễn. Tuy nhiên để tồn tại, gắn bó và thành công với nghề này đòi hỏi người diễn viên phải không ngừng hoàn thiện bản thân, thu thập nhiều vốn sống, tìm nhiều động lực để phát triển tâm hồn mới có thể hoàn thành vai diễn tốt.
Chẳng hạn như khi tham gia vai diễn một cảnh sát, đòi hỏi người làm nghề phải tìm hiểu những cách ăn nói đanh thép hay học võ thuật. Rồi đến một bộ phim về một nhà thơ hay một nhà văn, người diễn phải xây dựng mẫu hình một người mộng mơ và tìm hiểu cách ăn nói nhỏ nhẹ, dịu dàng.
Thi khối gì, học trường nào để có thể diễn xuất
Hiện nay, một số người trẻ đam mê theo đuổi nghề diễn nhưng vẫn chưa biết nên học trường nào, hay không biết trường nào có đào tạo nghề diễn viên. Hiện nay một số trường có nghề diễn như là Đại học Sân khấu điện ảnh, Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật, Cao đẳng Sân khấu điện ảnh,…
Muốn thi vào nghề diễn đa số các bạn trẻ sẽ chọn khối S vì khả năng đổ sẽ cao hơn. Môn ngữ văn sẽ thi theo chuẩn của booj giáo dục và đào tạo. Môn thi thứ 2 là môn năng khiếu.
Sự thật về nghề diễn viên: Có luôn trải đầy hoa hồng?
Khi làm nghề diễn, đúng thật là sẽ có nhiều tiền, có nhiều người biết đến và có sức ảnh hưởng. Nhưng phía sau ánh hào quang đó cũng là một sự đánh đổi ngang bằng với điều nhận được.
Diễn viên luôn phải lao động sức khoẻ ngày đêm, cật lực để cống hiến. Đôi lúc phải giảm cân cấp tốc vài chục ký để phù hợp vai diễn, hay những cảnh quay nguy hiểm thậm chí đã có nhiều người phải chấn thương đến mức cấp cứu.
Khi đã là người của công chúng đồng nghĩa với việc bản thân người diễn sẽ được mọi người theo dõi khắp mọi nơi, mọi ánh mắt đều hướng về nên đôi lúc những vấn đề riêng từ đều bị săm soi. Vì vậy phải giữ kín những chuyện riêng tư để không ảnh hưởng nhiều đến công việc.
Đối với người làm nghệ thuật, bản thân ai cũng hiểu giới showbiz rất khắc nghiệt và mức cạnh tranh vô cùng lớn, nên nếu không cố gắng sẽ bị bỏ lại và quên lãng. Đồng nghĩa với việc sẽ không có nhiều thời gian cho gia đình mà luôn phải dành thời gian cho công việc.
Kết luận
Nghề diễn viên là mong ước của nhiều người, mặt tốt cũng có mà mặt xấu cũng không tránh khỏi. Do đó nếu đam mê hãy theo đuổi hết mình vì đây là một nghề hết sức thú vị và rất đáng để gắn bó.