Logistics có lẽ đã khá quen thuộc với các doanh nghiệp Việt hiện nay. Xét trên tổng thể khái quát, Logistics là gì được hiểu là chuỗi dịch vụ vận tải hàng hóa nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Dịch vụ Logistics có đặc điểm pháp lý cơ bản và quy trình ứng với các mô hình vận chuyển riêng tùy doanh nghiệp yêu cầu.
Tìm hiểu khái niệm dịch vụ Logistics là gì?
Logistics là gì sẽ được định nghĩa dựa trên nhiều cách và qua những đơn vị khác nhau. Cụ thể như sau:
Khái niệm Logistics được hiểu như thế nào?
Pháp luật Việt Nam có quy định khái niệm Logistics cụ thể trong điều 233 Bộ Luật Thương mại 2005. Logistics là hoạt động thương mại, các doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện 1 hoặc nhiều công việc. Bao gồm vận chuyển, nhận hàng, lưu bãi, lưu kho, làm thủ tục hải quan hoặc thủ tục giấy tờ khác. Đồng thời Logistics gián tiếp hoặc trực tiếp tư vấn khách hàng, ghi ký mã hiệu, tham gia đóng gói bao bì, giao hàng hoặc một vài dịch vụ khác liên quan tới hàng hóa như khách hàng thỏa thuận.
Tương tự như “Marketing”, chữ Tiếng Việt chưa có từ nào đủ nghĩa để diễn giải thật chính xác về từ “Logistics”. Do đó, theo phiên âm tiếng Việt từ này được viết là “Lô – gi – stíc”.
Giải thích theo định nghĩa của các tổ chức quốc tế
Khái niệm Logistics là gì theo CSCMP (Hội đồng Chuyên gia Quản lý Logistics) đó là phần thuộc Quản lý chuỗi cung ứng. Dịch vụ quản lý này hướng tới hiệu quả của dịch vụ, chuỗi hàng hóa và thông tin theo hai chiều. Đó là từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng và ngược lại.
Để đảm bảo điều này, chuyên gia quản lý Logistics cần thực hiện “Chuỗi cung ứng” một cách chỉn chu. Cụ thể gồm những hoạt động như thực thi, hoạch định, quản lý toàn bộ hoạt động từ điểm đầu tới điểm cuối.
Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics gồm những hoạt động gì?
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain management) và Logistics trên thực tế là hai khái niệm khác nhau, nhiều người nhầm lẫn. Quản lý chuỗi cung ứng gồm việc khảo sát chiến lược bán hàng hay nhu cầu thị trường. Còn Logistics chỉ tập trung vào vận chuyển hàng hóa. Nói cách khác, Logistics là mắt xích trong Supply chain.
Những công ty vận tải nước ngoài như DHL, FedEx, UPS… khá nổi bật ở ngành Logistics & quản lý chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, đơn vị vận tải quốc dân đó là Vietnam Post – Bưu Điện Việt Nam. Các công ty vận tải này giữ vai trò giúp cửa hàng bán lẻ hoặc nhà sản xuất vận chuyển sản phẩm tới địa điểm cần thiết nhằm tiếp cận khách hàng.
Một số hoạt động logistics không chỉ diễn ra trong đường bộ mà còn cả đường hàng không hay đường thủy. Cách hoạt động của từng công ty vận tải không giống nhau. Dưới đây là thông tin hoạt động của quản lý chuỗi cung ứng và Logistics:
Hoạt động của Logistics
Hiểu đơn giản, Logistics chính là khâu trung gian giúp hàng hóa (dịch vụ hoặc sản phẩm) đưa đến tay người dùng một cách nhanh nhất. Những hoạt động điển hình có thể kể đến như:
- Hoạt động vận tải hàng hóa nhập và xuất.
- Quản lý kho bãi, đội tàu, nguyên vật liệu.
- Quản trị tồn kho.
- Thực hiện đơn hàng.
- Logistics hoạch định cung cầu.
- Tìm kiếm nguyên liệu đầu vào.
- Dịch vụ khách hàng.
- Đóng gói sản phẩm.
- Lập kế hoạch sản xuất.
Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng
Đối với quản lý chuỗi cung ứng sẽ phối hợp sản xuất, địa điểm, tồn kho và vận chuyển để đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng, hiệu quả. Quản lý chuỗi cung ứng gồm toàn bộ hoạt động quản lý, lập kế hoạch hậu cần như quản lý hoạt động liên quan tới việc tìm nguồn thua mua và cung ứng. Trong đó có cả toàn bộ hoạt động Logistics.
Mức lương của ngành Logistics có cao như lời đồn?
Logistics đang là ngành nghề khá hot hiện nay. Bạn có thể tìm được cơ hội về việc làm ở nhiều loại hình doanh nghiệp. Nhất là các tập đoàn đa quốc gia với mức thu nhập cao hơn hẳn so với mặt bằng chung. Ví dụ như tập đoàn Bosch, Samsung, DHL, Unilever Vietnam…
Lương nhận được khi làm ngành Logistics
Trên cả nước hiện có trên 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong thời gian tới, chắc chắn con số này sẽ tăng nhanh hơn. Theo kết quả khảo sát của thị trường lao động TPHCM giai đoạn 2020 – 2025, mỗi năm nhu cầu nhân lực chiếm tầm 310.000 – 330.000 chỗ làm việc. Riêng ngành Logistics đã chiếm khoảng 5%.
Với các vị trí ít kinh nghiệm và mới tốt nghiệp, mức lương trong ngành Logistics dao động khoảng 5 – 9 triệu VNĐ/tháng. Tất nhiên mức lương này sẽ tăng dần theo thời gian khi bạn tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn. Nếu lên đến vị trí cấp cao hoặc trưởng nhóm Logistics, lượng bạn nhận dao động từ 9 – 13 triệu VNĐ/tháng.
Hiện nay có một vài doanh nghiệp Quản lý Logistics trả mức lương 15 – 23 triệu VNĐ/tháng. Mặt khác cũng có nhiều tổ chức chi trả lương cho vị trí này đến 80 – 100 triệu/tháng.
Những kỹ năng và kiến thức cần có khi làm ngành Logistics
Với mức lương thực nhận so với mặt bằng chung khá cao nên yêu cầu ngành nghề cũng có tỉ lệ thuận. Sau đây là một số kỹ năng, kiến thức bạn cần đáp ứng khi làm ngành Logistics:
- Thông thạo ngoại ngữ: Không giỏi ngoại ngữ sẽ trở thành viên đá cản đường phát triển của bạn. Để giao tiếp thuận lợi trong công việc Logistics, làm một số giấy tờ vận chuyển, bạn cần trang bị cho mình 1 hoặc 2 thứ ngôn ngữ.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Người có kỹ năng này cần cái nhìn bao quát, kiểm soát tốt những điều sẽ diễn ra. Cụ thể gồm cả các thách thức và rủi ro.
- Trung thực: Trong ngành Logistics, niềm tin giúp củng cố mối quan hệ giữa khách hàng công ty. Từ đó tăng thêm sự tín nhiệm trên thương trường của đơn vị.
- Cập nhật và ứng dụng công nghệ: Trong chuỗi cung ứng, công nghệ giúp tăng thêm năng suất và giảm thiểu sai sót, chi phí.
- Kỹ năng giao tiếp: Yếu tố này không chỉ giúp việc ký kết hợp đồng và đàm phán diễn ra suôn sẻ. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp giúp giải quyết tất cả xung đột phát sinh ở môi trường làm việc cường độ cao như Logistics.
- Biết giải tỏa và quản lý căng thẳng: Nhân viên Logistics phải xử lý được căng thẳng trong quá trình làm việc. Do quá trình này tiềm ẩn một số rủi ro như giao thông, điều kiện thời tiết, tai nạn hay hư hỏng thiết bị.
Ý nghĩa của Logistics đối với kinh doanh
Dù các doanh nghiệp có đầu tư vào sản xuất, thiết kế dịch vụ/sản phẩm tốt đến mấy. Tuy nhiên, các dịch vụ/sản phẩm đó không đến được tay khách hàng đúng thời điểm, đúng nơi thì chắc chắn doanh nghiệp vẫn thất bại. Đây chính là tầm quan trọng và ý nghĩa của Logistics đối với nền kinh tế.
Dưới đây là những ý nghĩa cụ thể của Logistics đối với kinh doanh bạn cần biết:
Tăng tính cạnh tranh và hiệu quả quản lý
Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu Logistics, mức chi phí đối với hoạt động này chiếm 10 – 13% GDP ở những nước phát triển. Tại quốc gia đang phát triển, con số này cao hơn tầm 15 – 20%. Giả dụ hoạt động Logistics tại thị trường Trung Quốc tăng trưởng bình quân mỗi năm với tốc độ là 33%, Brazil 20%. Đây chính là minh chứng về việc tiêu tốn chi phí cho quá trình này là rất lớn.
Do đó, phát triển dịch vụ Logistics chính là điều tất yếu giúp doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân giảm chi phí khi vận hành. Đồng thời, quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Lợi ích tối ưu và thuyên giảm chi phí quá trình sản xuất làm tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực doanh nghiệp cạnh tranh trên thương trường.
Logistics giúp gia tăng kinh doanh cho đơn vị vận tải giao nhận
Quy mô nền kinh tế đang ngày được mở rộng khiến một số chi tiết trong một sản phẩm có thể cung ứng bởi nhiều quốc gia. Ngược lại, 1 sản phẩm được thụ trên nhiều thị trường và quốc gia khác nhau. Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ khách hàng yêu cầu từ các đơn vị kinh doanh vận tải càng phong phú, đa dạng.
Lúc này, đơn vị vận tải trở thành nơi cung cấp Logistics. Trên thực tế, dịch vụ đã giúp đơn vị vận tải giao nhận gia tăng giá trị kinh doanh. Nhờ việc dùng dịch vụ Logistics trọn gói, những đơn vị này rút ngắn thời gian giao nhận, vận chuyển xuống còn một nửa so với cách truyền thống. Đồng thời, tỷ suất lợi nhuận cao hơn 3 – 4 lần sản xuất, 1 – 2 lần dịch vụ ngoại thương khác.
Logistics tối ưu chi phí lưu thông phân phối
Giá bán hàng hóa ra thị trường tính bằng tổng chi phí lưu thông và giá tại nơi sản xuất. Trong chi phí lưu thông thì chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn. Nhất là những mặt hàng buôn bán quốc tế. Do đó, vận tải là yếu tố quan trọng trong lưu thông, đóng vai trò đưa hàng hóa tới nơi tiêu thụ.
Trong mảng kinh doanh quốc tế, tỷ trọng mà chi phí vận tải chiếm tương đối lớn. Vận tải đường biển theo thống kê từ UNCTAD trung bình chiếm tầm 8 – 9% giá CIF hoặc 10 – 15% giá FOB. Dịch vụ Logistics hiện đại và hoàn hảo giúp chi phí vận tải tiết kiệm, lưu thông tối ưu hơn.
Tiêu chuẩn hóa và hoàn thiện chứng từ buôn bán quốc tế
Giao dịch kinh doanh quốc tế yêu cầu nhiều loại chứng từ, giấy tờ. Theo Liên Hợp Quốc ước tính, những loại chi phí về giấy tờ trên thế giới vượt quá 420 tỷ USD mỗi năm, chiếm trên 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế. Dẫn đến hoạt động kinh doanh quốc tế bị ảnh hưởng rất lớn.
Dịch vụ này đã cung cấp dịch vụ trọn gói nhằm giảm tải các chi phí về chứng từ, giấy tờ kinh doanh quốc tế. Dịch vụ Logistics điện tử ra đời tạo nên cuộc cách mạng cho dịch vụ vận tải. Điều này giúp chi phí liên quan tới chứng từ, giấy tờ trong mảng lưu thông hàng hóa giảm tối đa.
Chất lượng Logistics ngày càng nâng cao hơn. Từ đó giúp thu hẹp rào cản về thời gian lẫn không gian luân chuyển hàng hóa. Các quốc gia trong hoạt động sản lưu thông và xuất xích lại gần nhau hơn.
Kết luận
Qua những chia sẻ trên, hẳn bạn đã hiểu hơn về dịch vụ Logistics. Hiện nay, dịch vụ Logistics góp phần không hề nhỏ để thúc đẩy kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn, không kể mặt địa lý.