“Wibu là gì?” là câu hỏi của nhiều bạn trẻ khi lần đầu tiên tiếp xúc với giới cosplay hoặc anime. Cụm từ này có nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy vào hoàn cảnh và cách thức sử dụng. Bài viết dưới đây của chúng tôi giúp bạn hiểu hơn về khái niệm và những vấn đề xoay quanh thuật ngữ Wibu.
Wibu là gì?
Wibu thực chất là một cụm từ do chính người Việt Nam sáng tạo nên, dựa trên từ Weeaboo của Nhật Bản. Thuật ngữ này được dùng với hàm ý chế giễu, chỉ những người “Nhật da vàng”, hay nói cách khác là những người Việt cuồng văn hóa Nhật Bản.
Trong khi đó Weeaboo cũng mang nghĩa khá u ám, dùng để chỉ người phương Tây cuồng văn hóa Nhật Bản, họ còn được gọi là người “Nhật da trắng”. Thậm chí trong chính từ điển Urban Dictionary, Wibu được giải thích là những những người bị ám ảnh, phát cuồng với mọi thứ liên quan đến Nhật Bản.
Nhóm người này bị chỉ trích khá nhiều, họ bị xúc phạm và được cho là tiêu cực. Điều này khá dễ hiểu, vì một số Wibu điên rồ đến mức gây ra sự phiền phức cho người khác và khiến mọi người xa lánh, không thèm tiếp xúc. Họ mong muốn và khát khao để có thể trở thành người Nhật Bản thực thụ, được hòa mình với sở thích và văn hóa Nhật Bản.
Vì sao giới trẻ ngày càng có nhiều wibu?
Hiện nay, cụm từ Wibu được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là đối với giới trẻ. Điều đáng nói ở đây chính là nhiều thành phần còn tự hào và cho rằng đây là một cách thể hiện mình có cá tính và có tầm nhìn.
Giới trẻ được tiếp xúc quá sớm với các trang thông tin mạng xã hội, internet, những bộ phim anime cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Việc lạm dụng phim ảnh chứa các nội dung không đúng đắn có thể khiến tư duy và nhận thức của con người bị thay đổi, dẫn đến các hành vi cuồng nộ, điên rồ, được gọi là “Wibu hóa”.
Văn hóa Nhật Bản không phải lúc nào cũng được thể hiện qua các bộ anime. Thậm chí, một số bộ phim còn chứa các hình ảnh nhạy cảm, nội dung mang tính cổ xúy. Bộ phận cosplay các nhân vật trong phim cũng có sự đam mê vô tận với Nhật Bản.
Việc xây dựng các nhân vật anime quá hoàn mỹ và thổi phồng họ khiến cho giới trẻ khát khao, mong muốn được hóa thành nhân vật để cảm thấy mình được tôn vinh, ngưỡng mộ. Thực trạng này khá đáng báo động ở Việt Nam và cần uốn nắn lại nhận thức của giới trẻ về văn hóa Nhật Bản.
Tên gọi Wibu cần được sử dụng đúng cách
Từ Wibu đang được sử dụng tràn lan và vô nghĩa. Cho dù chỉ là một hành động tôn vinh hay khen ngợi Nhật Bản, đều sẽ bị mọi người gán ghép cái mác của “kẻ Wibu”. Trong suy nghĩ của giới trẻ, chỉ cần liên quan đến Nhật Bản thì chính là “bọn cuồng Nhật”, họ vẫn chưa nhận thức được sự khác nhau giữa yêu thích và điên cuồng.
Việc khen ngợi hay tôn vinh một sự vật, hiện tượng không phải là si mê mà chỉ là hành động tiếp nhận văn hóa tốt đẹp của loài người. Quá trình phân tích, tìm hiểu những điểm tốt trong văn hóa, xã hội của một quốc gia nào đó giúp chúng ta hưởng ứng và học tập phát triển.
Ngược lại, cuồng chính là thái độ tôn sùng, xem những điều đó là hoàn mỹ và cao quý nhất đối với bản thân. Khi có ai đó động đến hay hạ bệ, ta sẽ bật lại và bảo vệ cho bằng được niềm tin điên cuồng mà ta đang tin tưởng.
Chính vì thế, bản chất của từ Wibu đã mang theo ý nghĩa tiêu cực cùng hàm ý mỉa mai, châm chọc, miệt thị, bạn không nên sử dụng cụm từ này bừa bãi. Trong một khoảnh khắc nào đó, bạn có thể làm tổn thương đến những người đơn giản là yêu thích, muốn tìm hiểu về đất nước và con người Nhật Bản, hoặc những người Nhật Bản sinh sống tại Việt Nam.
Sự miệt thị đối với wibu
Trong xã hội hiện nay, sự kỳ thị đối với Wibu vẫn còn khá rõ nét. Bằng chứng chính là họ thường bị chỉ trích, lăng mạ rất kinh khủng trên mạng xã hội. Trong đời sống hằng ngày, việc thường xuyên nói về văn hóa Nhật Bản hay những nhân vật trong anime cũng bị cho là điên cuồng, mê muội.
Trong các sự kiện lớn, những Wibu cosplay theo xu hướng, dựa trên nhân vật hoạt hình Nhật Bản mà mình yêu thích cũng sẽ bị soi mói, miệt thị. Họ được cho là thành phần phản động, biến thái, ngu ngốc. Thậm chí, một số Wibu còn phải chịu sự bạo hành, nhục nhã từ chính gia đình của mình.
Sự miệt thị của xã hội đối với Wibu không tự nhiên mà có. Việc này xuất phát từ một nhóm người quá điên cuồng với Nhật Bản, họ tôn sùng và xem đất nước này là cả mạng sống, họ bất chấp tất cả để có thể trở thành một người Nhật Bản thực thụ.
Họ có thể gây gổ, đánh nhau thậm chí là phạm pháp nếu như bị xúc phạm đến niềm tin. Điều này đã vô tình khiến cho thái độ của tất cả mọi người đối với Wibu trở nên gay gắt và kỳ thị hơn.
Nguyên nhân nhiều người không thích xu hướng này
Nguyên nhân chính khiến cho nhiều người không thích Wibu, đó là do họ quá cuồng văn hóa Nhật Bản. Việc si mê một cách mù quáng này có thể dẫn đến nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến xã hội.
Wibu gây ảnh hưởng đến xã hội và mọi người
Những người đam mê văn hóa Nhật Bản có thể dành ra hàng giờ đồng hồ để “cày” phim Nhật Bản hết tập này đến tập khác. Họ không nỡ rời mắt, thậm chí tranh thủ từng giây phút một để được xem phim Nhật.
Sau khi bộ phim kết thúc, thế giới của phim không dừng lại trong mắt Wibu. Họ dường như đang sống trong thế giới phim vậy, hành động như trong phim, hóa trang quá lố trong những dịp bình thường. Việc có hành vi giống như phim ảnh sẽ gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội nghiêm trọng.
Dùng tiếng Nhật bừa bãi khi trở thành Wibu
Trong giao tiếp, Wibu thường dùng tiếng Nhật hoặc chèn vào những từ ngữ trong phim anime, nhằm tỏ ra mình có chút gì đó giống với người Nhật. Nếu bạn bè họ là những người không học tiếng Nhật, không xem phim Nhật, cả hai người sẽ không thể giao tiếp với nhau, thậm chí là khó chịu khi câu chuyện bị cắt ngang như vậy.
Wibu cố tỏ ra hiểu biết và bênh vực nước Nhật
Mỗi quốc gia đều sẽ có một nét đẹp, ưu điểm và khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, Wibu lúc nào cũng khăng khăng và bênh vực đất nước Nhật Bản. Đối với họ, tất cả mọi thứ thuộc về đất nước này là nhất, là hoàn mỹ, điên cuồng hơn cả những người dân bản địa.
Bên cạnh đó, có những người chẳng biết chút gì về Nhật Bản nhưng luôn tỏ ra mình “đã từng sống ở đó”. Các Wibu luôn tỏ vẻ như mình yêu sâu sắc và khát khao có thể trở thành công dân Nhật Bản, trong khi họ đang sống ở Việt Nam.
Việc yêu thích nền văn hóa của một đất nước nào đó không hề xấu, thậm chí nó còn giúp chúng ta phát triển và có thêm sự hiểu biết. Tuy nhiên, những biểu hiện thái quá như trên đã vô hình chung khiến nhiều người không thích, cảm thấy ghê tởm, lố lăng và điên cuồng. Hầu hết Wibu đều thuộc tầng lớp trẻ, họ không kiểm soát được hành động của mình, dẫn đến việc dễ bị chán ghét.
Những phương pháp tránh trở thành Wibu
Từ những nguyên nhân chủ yếu khiến cho Wibu bị miệt thị, ganh ghét đã được nêu rõ ở trên. Bạn có thể rút ra được những phương pháp để kiểm soát bản thân, tránh khỏi việc trở thành một Wibu thượng đẳng.
Ngưng tôn thờ Nhật Bản
Trước hết, bạn hãy ngừng việc “thần thánh hóa” Nhật Bản Wibu, thôi tôn vinh Nhật Bản một cách thái quá. Đồng thời, sử dụng các ngôn ngữ Nhật Bản trong đúng hoàn cảnh, khi giao tiếp với người Nhật hoặc trò chuyện cùng những người yêu thích tiếng Nhật.
Hạn chế có những hành động quá lố, bắt chước theo nhân vật trong phim Nhật. Bạn có thể hóa trang thành nhân vật anime mình yêu thích khi tham gia các lễ hội liên quan. Mọi người sẽ nhận ra bạn đang thể hiện sự yêu thích chứ không đến mức gọi là Wibu.
Tìm hiểu kỹ về Nhật Bản thay vì xem phim
Nếu bạn thật sự yêu thích văn hóa, con người Nhật Bản, cách duy nhất để không bị người khác cho rằng mình là Wibu, chính là tìm hiểu về Nhật bản một cách nghiêm túc. Khi bạn trò chuyện với mọi người về văn hóa hay những bộ phim Nhật, sự am hiểu có thể giúp mọi người nhận ra được bạn tìm hiểu về Nhật Bản xuất phát từ đam mê tìm tòi, học hỏi.
Wibu và Otaku có giống nhau?
Nếu như bạn không tìm hiểu kỹ thì rất dễ bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm Wibu và Otaku. Chúng có một số điểm tương đồng với nhau, tuy nhiên hai thuật ngữ này lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Wibu được hiểu như thế nào?
Wibu là cụm từ chỉ những người nước ngoài quá cuồng và tôn thờ văn hóa Nhật Bản một cách thái quá. Họ thường có những hành vi lố lăng, quá khích, gây ảnh hưởng đến xã hội và những người xung quanh.
Vốn dĩ Wibu mang ý nghĩa miệt thị, phê phán và châm biếm những người cuồng văn hóa Nhật Bản, họ có thể hi sinh, bất chấp tất cả để bảo vệ cho niềm tin này. Nhóm người này bị tẩy chay mạnh mẽ trong cộng đồng những người yêu văn hóa Nhật Bản một cách chân chính.
Otaku được hiểu như thế nào?
Otaku có phạm vi nhỏ hơn so với Wibu, chúng chỉ nhóm người Nhật Bản phát cuồng với thế giới anime, manga. Những người này có đam mê thực sự và có hiểu biết sâu rộng về thế giới anime hay manga. Khác với Wibu, Otaku chỉ quan tâm đến sự yêu thích của họ, thường không gây ảnh hưởng gì đến những người xung quanh.
Ở Nhật Bản, Otaku vẫn bị soi mói, chỉ trích và kỳ thị. Tuy nhiên, đối với các nước khác, thuật ngữ này lại mang ý nghĩa tích cực, được tôn vinh và dùng để chỉ fan cứng của anime và manga.
Kết luận
Wibu là gì? Vì sao chúng lại bị xã hội miệt thị? Vấn đề này luôn tạo nên sự tranh cãi trong cộng đồng anime. Bài viết hôm nay của chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin về khái niệm, biểu hiện cũng như cách để không bị người khác phán xét là Wibu khi thể hiện niềm yêu thích với Nhật, chúc bạn có được những trải nghiệm lành mạnh khi tìm hiểu về văn hóa nước này.